Skip to main content

Perth

Trang thông tin Phong Trào Perth

---o0o0o0o---

THÁNG 3 NĂM 2020

Slideshow ppt Tháng 3 Ultreya Perth. Download
Tờ tin Decolores Tháng 3-2020
Đặc biệt: Bài Huấn Đức Tháng 3-2020 Lm. Micae Phạm Quan Hồng. Mp3


Lá Thư Linh Hướng : Tháng 3-2020

   Anh chị em Cursillistas thân mến, phải công nhận rằng còn quá nhiều Kitô-Hữu không hiểu biết sứ mạng cao cả và nặng nề mà Thầy Chí Thánh giao phó trước khi Ngài về trời. “ Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo ”(Mc 16:15). Nghĩa là Thầy Chí Thánh mời gọi chúng ta hãy sống như những cây đuốc sáng giữa thế gian, nhờ ảnh hưởng của cách sống thánh thiện của mỗi người từ trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình cho đến đời sống ngoài xã hội. Trách nhiệm nầy thật kinh khủng !  

  Nếu bản thân không cảm thấy bình an, nếu cuộc sống gia đình không cảm thấy hạnh phúc, nếu đời sống cộng đoàn không cảm thấy hiệp nhất và yêu thương, nếu thế giới vẫn còn loạn lạc chém giết ...là vì những người đã lãnh nhận ánh sáng của Tin Mừng lại đem đặt nó dưới đáy thùng thay vì đặt lên giá để nó giải tỏa ra xung quanh. Nói ngắn gọn là chúng ta có dám ‘Tuyên xưng đức tin’ hay không, nhất là nếu có can đảm tuyên xưng thì chúng ta đã và đang tuyên xưng cách nào ? Cả hai chữ ‘Tuyên’ và ‘Xưng’ đều gợi lên chức năng của lời nói, bởi vì ‘Tuyên’ có nghĩa là rao to lên, là đọc thật to; ‘Xưng’ là lời khen, là tự nói lên. Vậy, tuyên xưng đức tin dĩ nhiên không thể thiếu phần rao giảng, nhưng chỉ rao giảng mà thôi thì công cuộc truyền giáo sẽ ra sao ? Vì vậy thế gian có 2 câu : “Trăm nghe không bằng một thấy” và “Lời nói trôi qua, gương bày lôi kéo”
  Người môn đệ của Chúa Kitô phải là người biết làm cho những người chung quanh ước muốn trở thành môn đệ của Chúa giống như mình. Tuy nhiên, nếu tôi chỉ là người hay nói, thì kẻ khác sẽ không muốn nên giống như tôi đâu. Nhưng nếu tôi lấy đời sống của mình mà chứng minh được rằng : Các môn đệ Chúa Giêsu là những người sống lương thiện, ngay thật, luôn trung thành với lời mình nói, luôn thủy chung trong đời sống gia đình, luôn vui vẻ hòa nhã, biết chuyên cần chu toàn bổn phận, sống khiêm nhu hiền lành, gieo thuận hòa khắp nơi nơi, đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, luôn gieo niềm vui và hy vọng.
  Theo tôi, cách tuyên xưng đầu tiên mà ai ai cũng có thể thực hiện được, đó là biểu hiện một gương mặt vui tươi. Kitô-Hữu ngày nay, hơn lúc nào hết, có phận sự phải ‘mau mau đi nói’ rằng Chúa chúng ta đã sống lại, và nói với niềm vui bất tận luôn tỏa sáng trên nét mặt và trong nếp sống hàng ngày. Luôn luôn làm chứng cho niềm tin Chúa Sống lại, không phải chỉ bằng cách vinh dự nhất là tử vì đạo, mà bằng cả cuộc sống, là một cuộc tử vì đạo dài hơn và thường trực hơn. Không sống như trên đời nầy chỉ có tiền bạc, lạc thú, danh vọng, quyền lực…như chỉ nhìn thấy những gì ngay trước mắt rồi cũng chỉ thấy cuối cùng là cái chết. Anh chị em Cursillistas chúng mình trên bước đường ngày thứ tư, vẫn phải mau mau đi nói rằng Thầy Chí Thánh đã sống lại rồi, ít nhất là với một niềm vui bất tận luôn tỏa sáng trên nét mặt và trong nếp sống. Tin Chúa Giêsu sống lại thì cũng luôn giữ ánh sáng niềm  vui ấy giữa thế gian và cho thế gian như một ngọn hải đăng cần thiết nhất.
  Thế kỷ trước, triết gia Pascal (một học thức nhưng không có niềm tin) đã dám lên tiếng thách thức cả một thế hệ Kitô-Giáo (có lẽ phần nào đã bị nhiễm căn bệnh ‘buồn lãng mạng mênh mang’ từ thế gian xung quanh) rằng : “Ít nữa là các người, là những kẻ tin mình sẽ được sống lại như Đấng sáng lập đạo của các người, các người hãy chứng tỏ cho chúng tôi thấy mặt mũi sống lại của các người đi chứ !”. Ngày nay thế giới tiến bộ vượt bực về khoa học kỹ thuật nhưng nhân loại vẫn cứ phải đương đầu với những bi kịch tầm vóc hành tinh như chiến tranh, khủng bố, thiếu đói, dịch bệnh…Từng người vẫn phải đối diện với nỗi cô đơn, khổ đau, cái chết. Dán mắt suốt ngày vào màn ảnh truyền hình, máy vi tính hay điện thoại di động, người ta có thể lấy làm thú vị , được khuây khỏa giải trí, nhưng đâu đã được gì hơn những thú giải trí mà ông Pascal đã thấy rõ từ thế kỷ XVII. Niềm vui đích thực không ở trên màn hình của thế giới ảo cũng như thời Pascal không thể gặp được trong khu rừng khi giới quý tộc tổ chức đi săn hay trong triều đình khi giai cấp phong lưu tiệc tùng khiêu vũ.
  Xung quanh chúng ta, con cái trong gia đình, đồng nghiệp nơi chỗ làm, bà con trong cộng đoàn, thiên hạ ắt không thách thức chúng ta như triết gia Pascal nọ, nhưng người người vẫn có quyền tìm nơi ánh mắt chúng ta chút gì của ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô, và trên môi chúng ta nụ cười kín đáo mà bất tận của lòng tin rằng Chúa Ki tô đã sống lại thật và cả chúng ta nữa, sẽ được cùng sống lại như Ngài và với Ngài. Vui lắm chứ! Như thế, lòng tin, niềm vui thuộc về căn cước và cốt cách của mỗi Cursillista. Niềm vui còn thuộc về sứ vụ của cả Giáo Hội, của phong trào Cursillo và của từng Cursillista. Vì thế, không phải tình cờ mà Hiến Chế Mục Vụ của Công Đồng Vatican II bắt đầu và được gọi bằng hai chữ Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng). Tuyên xưng đức tin chính là chia sẻ niềm vui bằng đời sống vui tươi, bằng gương mặt rạng rỡ, bằng ánh mắt hy vọng của mỗi người chúng ta.

Linh mục Phạm Quang Hồng sưu tầm.

THÔNG BÁO VPĐH - Tháng 3-2020
1. Chặng Đàng Thánh Giá trong mùa chay vào lúc 11:00 trưa Chúa Nhật 29/3 tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Bullsbrook. Xe bus khởi hành ngay sau lễ. Xin bring and share.
2. Học hỏi PT thứ Sáu 3/04/20, sau thánh lễ đầu tháng. Sẽ không có ĐH Ultreya Tháng 4.
3. Đại Hội Ultreya tháng 5 – thứ Sáu 1/05/20 sau thánh lễ đầu tháng.
4. Xin anh chị em liên lạc Chị Thủ Quĩ - Đinh Lan đóng tiền Niêm Liễm $20/người và Báo Ultreya $35/năm
5. Xin tiếp tục chiến dịch Palanca trong mùa chay cầu nguyện cho khóa Ba Ngày và bình an cho Thế Giới.

========================================

Lá Thư Linh Hướng : Tháng 2-2020

Ngày 13 tháng 11 năm 2005, Giáo Hội tôn phong Chân Phước cho một vị ẩn tu thánh thiện, chết như một đấng tử vì đạo, có tinh thần truyền giáo mạnh mẽ, rao giảng Tin Mừng bằng đời sống khó nghèo của mình, đó là Chân Phước Charles de Foucauld. Bước theo vị Chân Phước nầy là các anh chị em Dòng Tiểu Đệ và Tiểu Muội đang hiến mình cho việc tuyên chứng đức tin giữa mọi tầng lớp dân nghèo trên khắp thế giới.

Sau khi tốt nghiệp trung học, chàng thanh niên Charles de Foucauld bắt đầu làm quen với những sách vở nhảm nhí. Hậu quả là vào năm thứ nhất triết học, đức tin của chàng bị lung lay. Dần dần chàng xa rời Thiên Chúa dẫn đến bước cuối cùng là đánh mất luôn đức tin. Về sau, chính Charles de Foucauld xác nhận : “ Con cứ xa Chúa và càng ngày càng xa. Cuộc sống của con bắt đầu trở nên sự chết. Trong suốt 12 năm con sống trong tình trạng đó. Con không chối Chúa mà cũng không tin Chúa. Vì Ngài không có bằng chứng nào rõ rệt đối với con”. Từ đây, chàng sinh viên trẻ và thông minh bị khủng hoảng tinh thần làm anh mất đức tin. Anh lao mình vào cuộc truy hoan vô độ, ăn chơi trác táng. Mới 18 tuổi anh thi đậu vào trường sỹ quan Saint Cyr. Năm 20 tuổi, Charles de Foucauld tốt nghiệp Võ Bị Saint Cyr với cấp bậc thiếu úy.

Theo chân đoàn quân viễn chinh Pháp, anh được gửi sang Algérie. Thay vì chinh phục vùng đất Hồi Giáo nầy thì chính anh đã bị nó chinh phục. Nhìn cách biểu lộ đức tin sống động của các tín đồ đạo Hồi, anh tự hỏi ‘Thiên Chúa có thật sự hiện hữu hay không ? Vì nơi họ có một đức tin sống động và liên lỷ kết hiệp với Chúa khiến tôi cảm thấy có một cái gì cao cả chân thật hơn các bận tâm và thú vui trần thế. Tôi tìm hiểu về đạo đó và cũng học hỏi về Thánh Kinh’.. Nhờ ơn Chúa đánh động, đức tin trong thời thơ ấu được củng cố và canh tân dần dần. Trở về Paris, anh đã quỳ gối xưng tội và ăn năn sám hối. Ngày nay, tại nhà thờ thánh Augustin thuộc quận 5, người ta còn để hình ảnh kỷ niệm nơi chính Charles de Foucauld xưng tội và được ơn hoán cải. Sau đó, anh thật sự đi tìm đời sống ẩn tu khổ hạnh. Sau khi thụ phong linh mục, cha Charles de Foucauld có những năm ẩn tu và những năm công khai truyền giáo và cha kết thúc cuộc đời sự hy sinh chính mạng sống mình. Cha bị sát hại tại Hoggar, miền đất nóng bỏng của sa mạc Tamanrasset như một đấng tử vì đạo. 

Dưới đây là vài tâm tình của cha về đức tin có thể giúp chúng ta trong hành trình ngày Thứ Tư : “Linh hồn tự nhiên chỉ nhận thức được mặt ngoài của sự vật. Đức tin mới cho nó thấy được thực tế bên trong. Cặp mắt chỉ cho chúng ta thấy một người nghèo. Nhưng đức tin sẽ chỉ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu trong người nghèo đó. Xuyên qua hai lỗ tai, chúng ta nghe những lời nguyền rủa chửi bới. Đức tin sẽ hát lên bên tai chúng ta khúc hát : “Anh em hãy vui mừng lên trong Chúa”.

Các giác quan quyến rũ chúng ta bằng những sắc đẹp bề ngoài. Đức tin dẫn dắt chúng ta nghĩ đến sự đẹp tuyệt đối và cho chúng ta biết thương hại đến mọi loài tro mạc hư vô. Các giác quan khiến chúng ta run sợ trước những đau đớn, phản ứng lại trước những lời nguyền rủa. Đức tin dạy chúng ta lấy đó làm hạnh phúc vui mừng, vì được trở nên giống Chúa. Các giác quan khiến chúng ta tọc mạch. Đức tin thì không muốn biết sự gì. Đức tin muốn chúng ta tự chôn vùi trong tịch mạc và trải qua đời sống cách im lặng dưới chân bàn thờ.

Các giác quan khiến chúng ta yêu chuộng giàu sang và danh vọng. Đức tin thì ghê tởm các thứ đó vì mọi kẻ tâng mình lên cao sẽ bị hạ xuống và phúc cho những ai khó nghèo. Đức tin lôi kéo chúng ta đến thờ kính sự nghèo khó và khiêm hạ của Chúa Giêsu. Các giác quan làm chúng ta nhát sợ trước những cái mà người đời gọi là nguy hiểm, những cái sẽ mang đến đau thương và chết chóc. Đức tin thì không hề ngán sợ chi cả. Đức tin dạy chúng ta rằng những sự sẽ xảy đến đều là do Ý Chúa. Và tất cả những gì Chúa muốn là để làm lợi ích cho chúng ta mà thôi. Như vậy tất cả những sự sẽ xảy đến, vui hay buồn, khỏe mạnh hay đau yếu, sống hay chết, đức tin dạy chúng ta đón nhận tất cả và không biết sợ hãi gì.

Các giác quan khiến chúng ta áy náy về ngày mai, không biết ngày mai sẽ làm gì để sống ? Đức tin thì giúp chúng ta thoát khỏi áy náy. Thầy Chí Thánh Giêsu đã từng phán : “Anh em chớ lo lắng về ngày mai, sẽ ăn gì mặc gì…hãy nhìn những con quạ mà suy, chúng không gieo không gặt, cũng không có kho có lẫm, thế mà Thiên Chúa vẫn nuôi chúng. Anh em còn quý giá hơn loài chim biết bao !...Hãy nhìn những hoa huệ mà suy, chúng không kéo sợi, không dệt vải, thế mà thầy bảo cho anh em biết, ngay cả vua Salômông, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng những bông hoa ấy…Anh em đừng bận tâm. Vì tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm. Còn anh em, hãy lo tìm kiếm Nước Chúa, các thứ kia, Người sẽ thêm cho”.

Những tâm tình trên của cha Charles de Foucauld đúng là hành trang giúp cho mỗi Cursillistas trên hành trình ngày Thứ Tư khi mỗi anh chị em cố gắng sống niềm tin của mình.

Linh mục Phạm Quang Hồng.


Thông Báo VPDH Tháng 2-2020

1. Tháng 2 sẽ không có buổi học hỏi về PT.
2. Tổng hợp nhóm sẽ họp vào Chúa Nhật 23/02/2020 lúc 11am
3. Đại hội Ultreya tháng 3 - sau lễ thứ sáu đầu tháng 06/03/2020
4. Khóa Ba Ngày tại Sydney sẽ được tồ chức vào tháng 9/2020, thông tin chi tiết sẽ được thông báo sau.
5. Lịch sinh hoạt năm 2020
Feb: 7/2 Đại Hội Ultreya Đầu Năm
23/2 Chúa Nhật - Họp mặt với Trưởng và Phó Nhóm
Mar: 6/3 ĐH Ultreya
20/3 Học hỏi vềPT và họp VPĐH.
April: 29/3 ĐH Ultreya - Chặng Đàng Thánh Giá tại Bullsbrook
May: 1/5 ĐH Ultreya
15/5 Học hỏi vềPT và họp VPĐH.
June: 28/6 Chúa Nhật - Bổn Mạng Phong Trào
July: 17/7 ĐH Ultreya
24/7 Học hỏi vềPT và họp VPĐH.
Aug: 7/8 ĐH Ultreya
Oct: 2/10 ĐH Ultreya
16/10 Học hỏi vềPT.
Nov: 6/11 ĐH Ultreya
Dec: 6/12 Chúa Nhật - Du Ngoạn Cuối Năm
13 & 21 Tĩnh tâm Khóa 3-Ngày Melbourne 2021.

Link: Bản tin Ultreya Tháng 2-2020

Bài nổi bật

Tổng hợp Bản Tin Ultreya 2004-2022

Tổng hợp những link các báo Ultreya từ năm 2004 Updated: 24/11/2022 Năm 2022 Tháng 2  ||  Tháng 3  ||  Tháng 4  || Tháng 5 || Tháng 6 || Tháng 7 Tháng 8 || Tháng 9 || Tháng 10 || Tháng 11 || Tháng 12 Năm 2021 Tháng 2  ||  Tháng 3  ||  Tháng 4  || Tháng 5 || Tháng 6 || Tháng 7 Tháng 8 || Tháng 9 || Tháng 10 || Tháng 11 || Tháng 12 Năm 2020 Tháng 2 || Tháng 3 || Tháng 4 || Tháng 5 || Tháng 6 || Tháng 7 Tháng 8 || Tháng 9 || Tháng 10 || Tháng 11 || Tháng 12 Năm 2019 Tháng 2 || Tháng 3 || Tháng 4 || Tháng 5 || Tháng 6 || Tháng 7 Tháng 8 || Tháng 9 || Tháng 10 || Tháng 11 || Tháng 12 Năm 2018 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2017 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2016 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2015 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2013 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2012 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2011 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2010 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Chủ Đề Sinh Hoạt Cursillo Năm 2020

Các Chủ Đề Sinh Hoạt Cursillo Năm 2020     Download tại đây

BAN ĐẠI DIỆN 2019 – 2021

PHONG TRÀO CURSILLO NGÀNH VIỆT NAM – ÚC CHÂU BAN ĐẠI DIỆN (2019 – 2021) Update 5.2.2020  Linh Hướng: Linh Mục Giuse VŨ MINH NGUYÊN SVD gvunguyen@yahoo.com.au – Tel 0422 040 918.  Phụ tá Linh Hướng: Linh Mục Phanxicô Xaviê VŨ VIẾT PHƯƠNG SVD phuongvusvd@gmail.com – Tel 0423 508 645.  Trưởng Ban: Phêrô ĐẶNG THANH TRÀNG (Brisbane) trangdang1944@gmail.com – Tel 0431 242 879 – (07) 3191 6968.  Phó Ban Ngoại Vụ: Phaolô NGUYỄN NGỌC TRÚC (Melbourne) trucnguyen58@gmail.com – Tel 0418 926 986  Phó Ban Nội Vụ: Giuse PHẠM NGỌC HUYNH (Sydney) huynhpham116@yahoo.com – Tel 0414 693 369 – (02) 9786 9606  Thư ký: Têrêsa Rosa PHẠM THỊ NHƯ HỒNG (Brisbane) thanhhong@live.com – Tel 0434 202 540  Thủ Quỹ: Gioan PHẠM VĂN HÓA (Adelaide) hoapham@iname.com – Tel 0403 434 785  Ủy viên Palanca: Giuse NGUYỄN VĂN KHẢI – Tel 0416 060 649 (Brisbane) khaithao@yahoo.com.au  Ủy viên Tài Liệu: Giuse TRẦN VĂN HÒA (Sydney) vanhoa.tran@yahoo.com – Tel 0433 550 050  Khối Truyền thô