Skip to main content

HỌC HỎI GIÁO HỘI THÁNG 5/2022 Hiệp Thông Giáo Hội

 Hiệp Thông Giáo Hội


Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như

chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như

vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương

con. (Gn 17: 22-23) Đức Kitô thiết lập Giáo Hội và được ban bởi Thiên Chúa để được hoàn

toàn nên một như thánh ý của Chúa. Như kinh Lạy Cha cầu nguyện rằng: ý Cha thể hiện

dưới đất cũng như trên trời. Và Đức Kitô ban quyền tha thứ cho môn đệ rằng: “dưới đất, anh

em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi

những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy. …. Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em

hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai

ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt. 18:18-20) Nếu Giáo Hội

không hiệp nhất thì dưới đất không thể thể hiện như trên trời. Nếu Giáo Hội không hiệp nhất

làm sao dưới đất có thể tha thứ và sự cầu nguyện của ta không thể nào có Đức Kitô hiện diện

giữa chúng ta được và chúng ta không thể nào được hiệp thông với Giáo Hội.

Kitô hữu cần phải hiệp thông với Giáo Hội thì nước trời mới thể hiện trong thế gian. Mọi

Kitô hữu đều là phần tử của Giáo Hội nhưng nếu một phần tử làm rối loạn trong Giáo Hội thì

Giáo Hội bị ảnh hưởng đến đức tin và sự phụng vụ của Giáo Hội. Hệ thống của Giáo Hội

Công Giáo có Đức Thánh Cha Phanxicô, kế đến trên toàn cầu có các vị Đức Hồng Y, và có

các vị Giám Mục, và đến các vị linh mục và giáo dân. Trong mọi Thánh Lễ đều cầu nguyện

cho Đức Thánh Cha và Giám mục và các linh mục địa phương để được hiệp nhất, nhân vì họ

là chủ chăn và cần ơn Chúa Thánh Thần để hướng dẫn Giáo Hội hiệp nhất. Thế gian luôn

luôn muốn các vị chủ chăn bị hoang mang đức tin để chia rẽ Giáo Hội.

Đại Lễ Phục Sinh chúng ta vừa trải nghiệm qua là thể hiện sự hiệp nhất của Giáo Hội. Trên

toàn cầu mọi Kitô Giáo đều mừng đại lễ Phục Sinh cùng một ngày. Qua sự hiệp nhất của

Giáo Hội mừng lễ Đức Kitô phục sinh trên toàn cầu mỗi người giáo dân được ân sủng hiệp

thông với Giáo Hội để thông phần với Nước Trời. Công Giáo và Anh Giáo đều cửa hành

phụng vụ Bí Tích Thánh Lễ có bánh và rượu, nhưng các phái Kitô giáo khác họ không đồng

quan điểm là Thánh Lễ không phải là Bí Tích nhân thế mừng lễ Phục Sinh khác với Công

Giáo. Họ nghe lời Chúa và phụng vụ bằng thánh ca.

Nhưng Chính Thống Giáo được mừng đại lễ phục sinh sau Giáo Hội Công Giáo hai tuần vì

lịch phụng vụ của Hy Lạp Chính Thống Giáo khác biệt. Hơn nữa phương thức cử hành

phụng vụ của họ rất là cung kính hơn Giáo Hội Công Giáo ví dụ như xông hương nhiều hơn,

tụng kinh nhiều hơn, Thánh Lễ hướng về trước. Họ không thờ ảnh tượng như Công Giáo

nhưng họ thờ tranh vẽ Icon. Bánh lễ có chất men và muối.

Mọi phái giáo của Kitô giáo đều nắm giữ tư tưởng thần học đức tin của phái giáo mình là

đúng và là duy nhất. Vậy sự hiệp nhất và hiệp thông sẽ được hiểu ra sao? Nhưng nền tảng

của Giáo Hội từ thời sơ khai đã được ghi ấn vào Thánh Kinh rằng: Chỉ có một Chúa, một

niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi

người, qua mọi người và trong mọi người. (Epheso 4:1-6) Mọi Đức Thánh Cha trong thời

hiện đại kêu gọi Giáo Hội hãy liên kết và đối thoại với mọi tôn giáo để tìm sự hiệp nhất của

thánh ý Thiên Chúa. Dĩ nhiên là khác tin ngưỡng và hệ thống tổ chức tôn giáo nhưng vì sự

bình an của thế giới vì thế cần phải hiệp nhất trong một thánh ý của Thiên Chúa. Thiên Chúa

là bình an và tình yêu mà mọi con người cần tình yêu và bình an để sống. Khởi đầu Đức Kitô

là dân Do Thái và Do Thái khác tin ngưỡng và hệ thống Công Giáo nhưng cùng một Thiên


Chúa. Nhân thế các Thánh Cha kêu gọi Giáo Hội hãy nên đối thoại với tôn giáo khác và

trong sự khác biệt đức tin và hệ thống để nhận ra thánh ý của Thiên Chúa. Theo lời mời gọi

liên tôn của các Thánh Cha, có lẽ sự hiệp thông cần phải hiểu qua tư tưởng bình an và tình

yêu. Vì mọi con người ai cũng cần tình yêu và bình an để sống. Nếu con người tương đồng

yêu thương phục vụ cho nhau thì Nước Trời của Thiên Chúa được thể hiện. Chân Lý chính

trực của tình yêu không có sự ác và chia rẽ thì sự hiệp thông được thêm ân sủng. Lợi dụng

tình yêu để phục vụ chính mình thì sẽ không có sự hiệp thông tốt đẹp.

Thánh Phaolô nói: Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do,

chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả

chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. (1 Cor 12:13) Thiên tính của Thiên Chúa

là thần khí tình yêu và bình an mà con người ai cũng được sinh ra trong thần khí tình yêu.

Chúng ta là Kitô hữu Công Giáo và thuộc về Giáo Hội Công Giáo thì mọi Kitô hữu Công

Giáo cần hiệp nhất với Giáo Hội để được hiệp thông trong ân sủng bí tích Công Giáo và tài

sản Thần Học của Giáo Hội trên toàn cầu. Hơn nữa được ân sủng làm con của Mẹ Maria để

được ân sủng cầu bầu. Là Cursillistas, chúng ta phục vụ Thầy Chí Thánh trong Giáo Hội và

tha nhân thì chúng ta hiệp thông trong đức tin và tình yêu để cảm nghiệp Phúc Âm trong

Giáo Hội và xã hội.

Xin chia sẽ với quý anh chị, mỗi khi tôi làm phép hôn phối cho những đôi hôn nhân khác tín

ngưỡng, tôi có điều thắc mắc là của hai câu thề hứa. Đoạn cuối của hai câu là …. Nhân danh

Cha và Con và Thánh Thần. Thắc mắc của tôi là người không cùng tôn giáo và họ không có

đức tin Chúa Ba Ngôi thì là sao họ tuyên xưng đức tin như thế được. Vậy lời thề hứa ra sao?

Tôi hỏi một vị linh mục của tòa án hôn phối và ngài giải thích là “để bí tích hôn phối được

hoàn tất.” Lời hứa được hiệp thông trong sự tự do và tình yêu của họ để bí tích được hoàn tất.

Xin cùng hiệp thông

Declores

Lm. Fx Vũ Viết Phương

Bài nổi bật

Tổng hợp Bản Tin Ultreya 2004-2022

Tổng hợp những link các báo Ultreya từ năm 2004 Updated: 24/11/2022 Năm 2022 Tháng 2  ||  Tháng 3  ||  Tháng 4  || Tháng 5 || Tháng 6 || Tháng 7 Tháng 8 || Tháng 9 || Tháng 10 || Tháng 11 || Tháng 12 Năm 2021 Tháng 2  ||  Tháng 3  ||  Tháng 4  || Tháng 5 || Tháng 6 || Tháng 7 Tháng 8 || Tháng 9 || Tháng 10 || Tháng 11 || Tháng 12 Năm 2020 Tháng 2 || Tháng 3 || Tháng 4 || Tháng 5 || Tháng 6 || Tháng 7 Tháng 8 || Tháng 9 || Tháng 10 || Tháng 11 || Tháng 12 Năm 2019 Tháng 2 || Tháng 3 || Tháng 4 || Tháng 5 || Tháng 6 || Tháng 7 Tháng 8 || Tháng 9 || Tháng 10 || Tháng 11 || Tháng 12 Năm 2018 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2017 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2016 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2015 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2013 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2012 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2011 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2010 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Chủ Đề Sinh Hoạt Cursillo Năm 2020

Các Chủ Đề Sinh Hoạt Cursillo Năm 2020     Download tại đây

BAN ĐẠI DIỆN 2019 – 2021

PHONG TRÀO CURSILLO NGÀNH VIỆT NAM – ÚC CHÂU BAN ĐẠI DIỆN (2019 – 2021) Update 5.2.2020  Linh Hướng: Linh Mục Giuse VŨ MINH NGUYÊN SVD gvunguyen@yahoo.com.au – Tel 0422 040 918.  Phụ tá Linh Hướng: Linh Mục Phanxicô Xaviê VŨ VIẾT PHƯƠNG SVD phuongvusvd@gmail.com – Tel 0423 508 645.  Trưởng Ban: Phêrô ĐẶNG THANH TRÀNG (Brisbane) trangdang1944@gmail.com – Tel 0431 242 879 – (07) 3191 6968.  Phó Ban Ngoại Vụ: Phaolô NGUYỄN NGỌC TRÚC (Melbourne) trucnguyen58@gmail.com – Tel 0418 926 986  Phó Ban Nội Vụ: Giuse PHẠM NGỌC HUYNH (Sydney) huynhpham116@yahoo.com – Tel 0414 693 369 – (02) 9786 9606  Thư ký: Têrêsa Rosa PHẠM THỊ NHƯ HỒNG (Brisbane) thanhhong@live.com – Tel 0434 202 540  Thủ Quỹ: Gioan PHẠM VĂN HÓA (Adelaide) hoapham@iname.com – Tel 0403 434 785  Ủy viên Palanca: Giuse NGUYỄN VĂN KHẢI – Tel 0416 060 649 (Brisbane) khaithao@yahoo.com.au  Ủy viên Tài Liệu: Giuse TRẦN VĂN HÒA (Sydney) vanhoa.tran@yahoo.com – Tel 0433 550 050  Khối Truyền thô