Bản Tin Ultreya Tháng 12/2021
Giáng Sinh - Dấu Chỉ của tình yêu tha nhân
Xin kính mời quý Cursillista đón xem bản tin Ultreya Tháng 12/2021.
https://drive.google.com/file/d/1vrm2Rf_3hZz-4LFEQiwlpf_t6Mqrl6v7/view?usp=sharing
Bản Tin Ultreya Tháng 12/2021
Giáng Sinh - Dấu Chỉ của tình yêu tha nhân
Xin kính mời quý Cursillista đón xem bản tin Ultreya Tháng 12/2021.
https://drive.google.com/file/d/1vrm2Rf_3hZz-4LFEQiwlpf_t6Mqrl6v7/view?usp=sharing
Đời Sống Tâm Linh Gia Đình Thánh Gia
" Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên
Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su."
(Lc. 1:30-31) “Này ông Giuse, con
cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do
quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ
là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ." (Mt.
1:21-22)
Đức Maria và Thánh Giuse được Thiên Chúa mời gọi xây dựng
gia đình với Đức Giêsu. Lời mời gọi quá
rõ ràng, khiêm nhu và tôn trọng, mà Đức Maria và Thánh Giuse sẵn sàng chấp nhận. Sau lời mời gọi ấy, họ đặt tâm hồn vào Thiên
Chúa để nghe tiếng Thiên Chúa hướng dẫn họ nuôi dưỡng Đức Giêsu và xây dựng đời
sống theo Thiên Chúa hướng dẫn. Sau khi
trở về Nazareth, gia đình Thánh Giá sống âm thầm đơn sơ nghèo nàn mà người đời bị
khinh bỉ Nazareth “Từ Nazareth, làm sao có cái gì hay được?” (Gn. 1:46) Tước vị của Đức Maria và Thánh Giuse là mẹ của
Con Thiên Chúa và là cha nuôi, nhưng họ dựa trên thân phận đơn sơ nghèo nàn để
giữ kín thân phận của mình và Đức Kitô.
Thẩm chí ông Simeon nhật định Đức Maria phải chụi đau khổ với Đức Kitô
nhưng Đức Maria vẫn một lòng ân thầm.
Tâm trí của họ đều quy thuộc về Thiên Chúa.
Tâm linh là gì?
Định nghĩa căn bản của Tâm Linh truyền thống Kitô Giáo là
xây dựng tình yêu thương với Đức Kitô và được trưởng thành trong thánh thiện. Tâm Linh là sống trong sự màu nhiệm của Đức
Kitô và được thánh hóa trở thành như Đức Kitô và được tuôn đổ hồng ân bởi Chúa
Thánh Thần.
Ví dụ như Thánh Phaolô là người bách hại Kitô Giáo và trở
thành môn đồ của Đức Kitô và ngài nói rằng: “Tôi sống, nhưng không còn phải
là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Ga. 2:20) Câu nói của Thánh Phaolô bao hàm tình yêu
thương với Đức Kitô và được trưởng thành trong Đức Kitô. Mọi sự do bởi Chúa Thánh Thần hướng dẫn Thánh
Phaolô ra đi rao giảng.
Trong truyền thống Kitô Giáo được triển sinh nhiều thành phần
tâm linh, ví dụ như tâm linh khó nghèo, linh thao, cầu nguyện chiêm niệm, phục
vụ tha nhân và truyền giáo. Nhưng mọi
tâm linh đều được quy hướng về Đức Kitô và là khuynh hướng xây dựng tình yêu kết
hợp với Đức Kitô.
Tâm Linh Gia đình Thánh Gia
Gia đình Thánh Gia thể hiện bản chất thánh thiện với tinh thần
vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh và ta có thể tưởng tượng Thánh Gia sống trong
căn nhà nhỏ bé đơn. Thánh Gia thể hiện
hình ảnh của Chúa Ba Ngôi mà cả ba; Đức Maria, Thánh Giuse và Đức Giêsu đều quy
hướng về Thiên Chúa Cha. Thiên Chúa chọn
Đức Maria và Thánh Giuse nơi nghèo nàn để nuôi dưỡng Đức Giêsu và trong cảnh
nghèo nàn, gia đình toàn tâm trông cậy vào Thiên Chúa và đó là đời sống tâm
linh của gia đình Thánh Gia.
Trong nhật ký của Mẹ Têrêsa Calcutta, Mẹ Têrêsa chia sẻ chuyện
cầu nguyện với Đức Kitô và Đức Kitô yêu cầu Mẹ Têrêsa khi lập dòng, Mẹ Têrêsa
phải theo y phục hội dòng là đơn sơ nghèo nàn như Mẹ Maria của Đức Kitô. Y phục hội dòng biểu hiện sự thánh thiện vì
đó là biểu tượng của Đức Kitô. Sự cảm
nghiệm cầu nguyện của Mẹ Têrêsa mạc khải đời sống khó nghèo của Thánh Gia và Đức
Kitô yêu mến Mẹ Maria trong đời sống nghèo nàn ấy và cũng thể hiện theo thánh ý
của Thiên Chúa.
Sự Vâng Phục của Thánh Gia
Khi Đức Maria vâng theo lời Sứ Thần truyền và Thánh Giuse
vâng theo lời truyền trong giấc mộng, cả hai không chỉ xin vâng một lần mà sự
vâng lời đến khi Đức Kitô bị chết trên cây thập giá. Khi Đức Giêsu 12 tuổi, gia đình Thánh Gia đi
lên Giêrusalem và hai ông bà bỏ quên Đức Giêsu ở lại. Khi tìm thấy Đức Giêsu; Đức Maria dùng trách
nhiệm người Mẹ trách mắng Đức Giêsu và Ngài vâng lời Đức Maria mà về cùng hai
ông bà. Trong bữa tiệc cưới tại Cana, Đức
Maria xin Đức Giêsu làm phép nước thành rượu, và Ngài vẫn vâng lời Đức
Maria. Khi Đức Giêsu bị chết trên thập
giá, Đức Maria cảm nhận lời của ông Simeon là Đức Maria phải chịu đau bởi Đức
Giêsu, vì cũng là sự vâng phục cho Thiên Chúa Cha và Đức Kitô mà Đức Maria
không chống lại những kẻ giết hại Đức Kitô.
Đời Sống Tâm Linh Gia Đình Ta
Thiên Chúa tạo dựng con người có nam và nữ mà họ trở nên
thành một gia đình và theo hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi. Gia đình là thánh ý của Thiên Chúa và chính
con một của Thiên Chúa nhập thể vào thế gian cũng phải qua gia đình. Đời sống gia đình của Thánh Gia thể hiện đời
sống tâm linh thánh thiện và vâng phục Thiên Chúa. Ai cũng được sinh ra từ gia đình và diễm phúc
hơn là ta được Thiên Chúa mời gọi theo Đức Kitô và được xây dựng tình yêu
thương tâm linh với Đức Kitô.
Đời sống căn bản nhất của gia đình là bắt nguồn từ tình yêu
mà Thiên Chúa là tình yêu. Nhân thế
Thiên Chúa luôn luôn ở giữa gia đình và trong niềm đức tin với Đức Kitô, ta được
ân sủng xây dựng đời sống tâm linh gia đình ta trong sự màu nhiệm của Thiên
Chúa. Tình yêu gia đình là động lực cho
tìm đến Thiên Chúa và cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Đời sống luôn có thách đố. Ân sủng của thách đố là giúp ta biết trông cậy
vào Thiên Chúa như gia đình Thánh Gia. Với
tâm hồn khó nghèo sẽ giúp ta sống đời sống tâm linh được thêm thánh thiện
hơn. Gia đình ta để tâm hồn quy hướng về
Thiên Chúa, thì gia đình ta sẽ cảm nhận được Thiên Chúa hiện diện.
Chia Sẻ
Gần đây tôi linh hướng cho một người Nam Dương. Chú là người theo đạo Công Giáo vì lập gia
đình. Chú chia sẻ, từ khi được rửa tội,
tâm hồn chú luôn luôn muốn tìm hiểu về Thiên Chúa. Mỗi cuối tuần đều tham gia nhiều sinh hoạt vì
lòng khao khát tìm kiếm Thiên Chúa.
Nhưng trái lại người vợ và hai người con lại thiếu sự khao khát về Thiên
Chúa. Nhưng Chú vẫn tôn trọng sự lựa chọn
của mỗi người. Gần đây chú có cảm tưởng
là khi chú lãnh nhận mình Thánh Chúa là chú được vui mừng, nhưng các linh hồn
nơi luyện ngục đang khao khát mà họ không được.
Trong tâm chú là chú cầu xin Thiên Chúa cho chú chia sẻ một phần linh
thiêng ấy cho các linh hồn. Tôi cảm tưởng
câu chuyện trong Phúc Âm Lazarô và ông chủ giàu có xin Abraham một giọt nước.
(Lc. 16:19-31) Tôi không ngờ rằng, câu
truyện đang được diễn xuất ra trước mắt tôi và tôi cảm nhận kinh nghiệm đời sống
tâm linh của chú quá gần gũi với Thiên Chúa.
Trong khóa Ba Ngày Thiên Chúa đã ban cho ta cảm nhận tình
yêu của Thầy Chí Thánh. Nếu ta mất đi
tâm hồn khao khát khó nghèo, thì ngọn lửa sẽ bị tàn. Gia đình Thánh Gia là gương mẫu giúp đời sống
tâm linh cho gia đình ta. Đời sống tâm
linh là động lực cho ta tiến tới đời sống và ta cần phải được gần gũi với Thầy
Chí Thánh của ta.
Declores.
Fx Vũ Viết Phương.
APG NEWSLETTER
October/November 2021
“Make a friend, be a friend, bring your friend to Christ”
Greetings Dear Friends,
This has been another difficult year for everyone, including worldwide Cursillo. We hope that there is some light and hope ahead as we come to the end of 2021, trusting that the Lord never leaves us to carry our burdens alone. Certainly, we have hopeful news with the intervention by the Dicastery for Laity, Family and Life at the Vatican, into the issues that have taken up too much attention regarding the future governance of our Movement.
The proposed amendments to our Statutes, which were aimed at unifying the Movement, have only caused further disagreement and disunity among National Secretariats in different parts of the world. Fortunately, the head of the Dicastery, Kevin Cardinal Farrell, has stepped in to cancel the scheduled Extraordinary Meeting to decide on the proposed amendments, which was to be held in Argentina next March. Instead, he requires the OMCC (that is, the Executives of the four International Groups and the OMCC Executive) to gather in Rome in the first half of 2022, where he will assist in the process of reconciliation and finding a new form of international coordination of the Movement, based on international participation in the Presidency. We ask you to pray for the success of this process, which we hope will be conducted in the spirit of synodality.
At the end of 2022, the VIII World Encounter in Mexico will be the opportunity for the delegate of each National Secretariat in the world to vote on this new model of international participation in the Presidency which is to be included in the Statutes. It is important for everyone to continue to study these outcomes as they come to hand, in order to be fully informed and provide input to your representative before voting.
NEWS FROM OUR COUNTRIES
VIETNAM IN DIASPORA contacted us to say that they have a new Secretariat based in Australia and we were able to have a meeting with them via Zoom. We congratulate the office bearers and look forward to working with them. They are in the process of contacting Vietnamese speaking cursillistas in other countries to see how they might be of service to them. They have been severely impacted by the Covid 19 lockdowns in Australia and have had to cancel Three Days in 2020 and 2021 but have plans to resume activities in the new year.
AUSTRALIA has had a National Secretariat Meeting online this month and a new Executive was elected. Terrie McLean continues as Australian Cursillo President for the next two years and leads an experienced team. Anne Moloney was elected as the International Representative and will be Australia’s delegate at overseas meetings. We wish them well for the future.
FINANCES
APG Treasurer, Rhonda Porteous has prepared a Finance Report for 2020 and 2021, which she will send to you shortly. Although we advised that APG invoices would not be sent out, we are grateful to those who sent a contribution. We will pay our OMCC affiliation fees for this period as soon as we are invoiced and confident that we have the correct Vatican Bank account details.
APG EXECUTIVE NEWS
As you are aware, the term of office of the OMCC Executive and all the International Group Executives have been extended until the end of 2022. The APG Executive members have agreed to continue in their roles for the extra year with the exception of our Vice President, John Andrews. We have appreciated his valuable gifts and service to the Movement over the last four years. At the recent Australian National Secretariat Meeting, a new Vice President was appointed and will take up the position in January 2022. This is Peter McMahon, whom many of you may remember from our 2019 APG Encounter in Hawaii and from his term as OMCC Treasurer, when Australia was the coordinating country of the OMCC from 2010 to 2013. Peter has a lot of experience in worldwide Cursillo and has worked with President Margaret for many years. Margaret has had a difficult year with her health, after the fractures she suffered after a bad fall meant many weeks in hospital at the beginning of the year. Just recently she was in hospital again for heart surgery and is now recovering. Please pray for her and for us all in the year ahead.
A MESSAGE FROM Fr JOHN
Servant leadership is a phrase we may have heard, but not fully understood. Often, we imagine leaders being appointed over us to govern us rather than being people who live among us for our good. It is the difference between exercising power and authority. Authority comes about through a person living in the midst of us and sharing the same life as us. There is a responsibility to be at one with others so that we may act for the good of the whole and not just for the individual in power. This is an art that needs to be lived as much as to be learned.
When we listen to Jesus as he speaks about this leadership we can notice where he directs our attention. This is not about receiving privileged seats at the table but rather a willingness to share in the reality they are called to be present to. They need to be people who have open hearts and engaged minds applied to the greater good and not just to their own interests. This calls them to be willing to give their best for the good of the whole.
Yet, we know people in leadership have to balance their own instinct of self-serving and their own weaknesses which can often be exploited by others who seek special favour. It is why we need to pray for those called to leadership whether it is in the secular or religious realm. We need to pray that their faith in God does not fail them or us. They need to be people of considered judgment and great wisdom. To be people who do not trust themselves to their own whims but are gently discerning of the Spirit who guides them.
By suffering for others with their lives, they raise up a community that looks to the margins. They notice that in listening to those in greatest need they empower a commonwealth of gifts to emerge. It sees each person as created in the image and likeness of God. It builds up a society of saints who are of service to each other by undertaking who they are called to be, in what they do.
We conclude with a prayer of St Augustine, as we continue to encourage each other in working for the Lord in our environments.
Give us the sense of comradeship, with heroes and saints of every age;
And so quicken our spirits that we may be able to encourage the souls of all who journey with us
On the road of life, to your hour of glory. Amen
Margaret, Fr John, Merran, John & Rhonda
ASIA PACIFIC GROUP EXECUTIVE
CURSILLOS IN CHRISTIANITY
Please find attached the APG Newsletter for October/November 2021
Bản Tin Ultreya Tháng 11-2021
CHỨNG NHÂN CỦA TÌNH YÊU VÀ NHÂN ÁI
TRONG TỬ ĐẠO HẰNG NGÀY
VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH
PT CURSILLO NGÀNH VIỆT
NAM
TGP PERTH (2021 -
2024)
3 Victoria Road,
Westminster, WA. 6061
LINH
HƯỚNG
Lm Michael Phạm Quang
Hồng - (08) 9344 4437
CHỦ
TỊCH
Gioan
Phaolô Nguyễn Chính Nghĩa
tthddtn@yahoo.com.au
- 0417 929 564
PHÓ
NỘI VỤ
Teresa
Hoàng Thị Mỹ Hạnh
hanhcan10@gmail.com -
0449 238 188
PHÓ
NGỌAI VỤ
Vicente
Nguyễn Văn Hiền
vanhiennguyen@iinet.net.au
- 0429 125 727
TRƯỜNG
LÃNH ĐẠO
Phaolô
Vũ Bình
binhminh5459@gmail.com
- 0466 502 090
Maria
Trương Thị Minh - 0427 959 832
Têrêsa Đinh Thị Lan -
0406 238 483
THƯ
KÝ
Maria Nguyễn Thị Luyến
- 0415 324 462
THỦ
QŨY
Vicente
Trương Quang Huy - 0432 421 658
Rosa
Nguyễn Thị Thanh Hương - 0466 542 588
Maria Trần Thị Một -
0431 563 412
KHỐI
TIỀN
Phaolô
Nguyễn Đinh Ngọc Minh - 0450 096 788
Giuse Maria Phạm Văn
Trường - 0402 595 180
KHỐI
BA NGÀY
Maria
Madalena Trần Ngọc Thúy Nga - 0421 359 375
Phêrô Nguyễn Quang
Thiện - 0404 689 990
KHỐI
HẬU
Teresa
Nguyễn Thị Khánh Vân - 0430 088 507
Maria Trương Thị Quỳnh
Tiên - 0401 246 090
Ban
Phụng Vụ
Teresa
Châu Đan Sâm - 0423 003 444
Monica Phạm Thùy
Duyên - 0450 096 788
Ban
Xã Hội
Anna Vũ Thị Phấn -
0490 816 968
ban
Khánh Tiết
Maria
Nguyễn Thị Tuyết Lan - 0448 874 827
Maria
Phan Thị Phượng - 0430 479 328
Michael Lữ Ngọc Minh
- 0430 479 328
BAN ẨM
THỰC
Maria
Nguyễn Thị Thơm - 0431 018 794
Maria Trần Thị Một - 0431
563 412
BAN
TRUYỀN THÔNG
Têrêsa
Nguyễn Tô Anh Hoa
toanhhoa@hotmail.com
- 0418 943 242
Giuse Nguyễn Bá Hùng -
0470 663 441
ĐẠI
DIỆN GIỚI TRẺ
Dominic
Viên Đức Thắng - 0435 288 603
Bài học hỏi về Giáo Hội Tháng 11.2021
Thánh Nhân là Nhân Chứng Của Đức Kitô
“Nhưng các con sẽ lãnh nhận sức mạnh, khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các con và các con sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong toàn cõi Giuđê, Samari, cho đến tận cùng trái đất.” (TĐCV 1:8)
Cứ mỗi khi vào tháng 11, chúng ta đều tưởng nhớ đến các Thánh Tử Đạo Việt Nam của chúng ta. Mọi con cháu Công Giáo Việt Nam trong nước hoặc ngoài nước đều có tâm hồn hãnh diện và yêu mến các thánh Tử Đạo Việt Nam. Các thánh nhân gầy dựng đức tin cho ta và ta là những người thừa hưởng hồng ân bao la của các ngài. Vậy Giáo Hội Công Giáo thiết lập các vị thánh nhân có nghĩa là gì? Hệ thống đức tin trong tinh thần thánh nhân ra sao đối với tín hữu. Thế nào mới được gọi là thánh nhân?
Lịch Sử Phong Thánh
Đến năm 1234 Giáo Hội mới chính thức được gọi là Phong Thánh và thiết lập tư tưởng thánh nhân. Vào thời vua Constintine năm 313, những ngôi mộ của các vị tử đạo hoặc các vị sống thánh thiện đạo hạnh đức tin, ví dụ như ngôi mộ của Thánh Phêrô và Phaolô được gìn giữ là nơi kính viếng hành hương. Ngày tử đạo hoặc tử vong của vị thánh được ghi nhận trong lịch phụng vụ và rồi được xây đền thờ hay nhà thờ trên ngôi mộ của thánh nhân. Nhưng vào năm 1234 dưới giáo triều của giáo hoàng Gregory 9 nghiêm khắc sự phong thánh và yêu cầu sự cứu xét về việc phong thánh. Nguyên do xẩy ra là một địa phận Thụy Sỹ phong thánh một vị tu sỹ bị giết chết trong sự kiện say rượu nhưng không có sự chứng kiến về đức tin. Bắt đầu năm 1634 Đức Thánh Cha Urban 8 và các Giáo Hoàng sau tu bổ sự tiến trình cứu xét lại sự phong thánh theo hợp lý quy trình Giáo Hội.
Tiến Trình Phong Thánh
Tôi Tớ của Thiên Chúa (Servus Dei): Sự tiến trình được bắt đầu do Giám mục địa phận của bản xứ nơi thánh nhân đã được sống và chết, và ngài được gọi là vị ứng viên. Giáo Hội chấp quyền và bổ nhiệm phái đoàn nghiên cứu điều tra và chứng nhận là vị xứng đáng được xưng hô là Tôi Tớ của Thiên Chúa không. Vị ứng viên để được phong thánh bắt đầu nghiên cứu là ít nhất phải sau năm năm khi đã chết. Ví dụ như Mẹ Têrêsa Calcutta, chết năm 1997, phong Chân Phước năm 2003 và phong thánh 2016. Công việc nghiên cứu duyệt trình qua những mục vụ của vị ứng viên như, thư từ văn kiện trao đổi, thuyết trình, nhật ký và tu đức. Tiến trình nghiên cứu tài liệu của Mẹ Têrêsa gồm có là 76 văn kiện tổng cộng 35 000 trang và dựa trên 113 người chứng kiến với 263 câu hỏi. Công việc nghiên cứu sẽ có sự tốn kém của tài chánh và người chuyên môn. Một khi Giáo Hội chấp thuận việc nghiên cứu đúng là xứng đáng là Tôi Tớ của Thiên Chúa và sẽ được gọi là “Anh Hùng Đức Tin (Heroic in Virtue)”. Giáo Hội phê chuẩn nơi thánh nhân được tôn vinh cầu nguyện và chứng nhận là đúng theo tiêu chuẩn nhân đức của thần học là Tin, Cậy và Ái. Và được phép làm ảnh tượng in loát kinh nguyện để cầu sự thông công phép lạ trên vị ứng viên và dẫn đến tiến trình phong thánh. Nhưng chưa được phép phê chuẩn ngày bổn mạng trong lịch phụng vụ của Giáo Hội và không được phép xây dựng nhà thờ với danh nghĩa của vị ứng viên. Giáo Hội chấp nhận vị ứng viên là “Đáng được tin” và trở thành vị Chân Phước.
Phê chuẩn phong thánh có hai thành phần: Tử đạo và vị chứng nhân đức tin. Vị tử đạo sẽ do Đức Thánh Cha công bố là tử đạo. Vị chứng nhân đức tin, Giáo Hội yêu cầu ít nhất là hai sự kiện phép lạ thông công trên vị chân phước qua bệnh nhân mà họ được tuyên bố bởi bác sỹ y khoa là họ không còn có thuốc chữa. Một khi hai sự phép lạ đã được xẩy ra và Giáo Hội phát hành Tông Sắc phong thánh (Bull of Canonization).
Thánh Nhân có lợi gì cho ta?
Như giải thích trên thánh nhân được mang mệnh danh là anh hùng đức tin. Thánh nhân là chứng nhân của Đức Kitô và có nghĩa là đức tin của ta được xây dựng trên nền tảng của các thánh nhân. Khi ta phản ảnh và suy niệm các thánh tử đạo Việt Nam của chúng ta và ta nhận thấy sự anh hùng đức tin của các vị. Giáo Hội Việt Nam được thêm vững mạnh. Ta là con cháu của họ và ta có ân sủng để cảm nhận được đức tin của các vị vì ta cùng một dòng máu với các vị. Ta được đức tin là đã giúp ích cho đời sống của ta.
Sự mục đích Giáo Hội liệt kê danh thánh của các thánh nhân trong lịch phụng vụ là nhắc nhở cho ta các chứng nhân của Đức Kitô là sống động và màu nhiệm và chứng kiến là Đức Kitô là con Thiên Chúa đã có xuống thế làm người. Hơn nữa là các thánh nhân đang thể hiện là có Thiên Chúa và Nước Trời trong vĩnh cửu và các vị trở thành thiên thần của Thiên Chúa. Các vị đang ở giữa Thiên Chúa và cầu bầu cho nhân loại và trở thành thông công cho ta.
Trong hàng ngũ các thánh, 1, có thành phần thánh tử đạo, 2, có phần thông xuất thần học Kinh Thánh như Tôma Aquinas, Augustine, và các vị sơ khai Giáo Hội, và 3, có phần thấu nghiệm tâm linh như Têrêsa Avila, Gioan Thánh Giá và Phanxicô Assisi. Họ để lại tài liệu kinh nghiệm sống động và màu nhiệm. Hơn nữa họ trở thành ngương mẫu cho ta. Mọi Kitô hữu, chúng ta đền được thừa hưởng tiếp nhận tên của họ qua bí tích rửa tội và làm người thánh thiên liêng cho ta là thánh bổn mạng cho đời mình và giúp ích cho đời sống tâm linh của mình.
Hệ thống Giáo Hội Công Giáo xây dựng bởi xương máu tâm linh khôn ngoan của các vị thánh nhân. Hoàn toàn khác biệt với một hệ thống của mọi quốc gia trong thế gian. Hệ thống Giáo Hội có thần linh và hợp nhất trên toàn cầu mà không bao giờ tận cùng. Là gia đình Thiên Quốc sống động ở giữa trần thế, như Gioan Tiền Hô đã tuyên bố trước khi Đức Kitô ra đi rao giảng; “Nước Trời đã gần đến.” Lời kinh Đức Kitô dạy, “ý cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Ngày nay chúng ta đang được sống trong nước trời nơi trần thế và cho ta niềm tin đến đời sau.
Tôi xin chia sẻ với quý anh chị một cảm nghiệm nước trời trong trần thế. Một hôm trước thánh lễ tôi ngồi nhìn lên cây thánh giá khổ nạn Đức Kitô và tôi nhận ra đó là một biểu hiệu cho Thiên Quốc. Mọi quốc gia đều có một là cờ để biểu tượng cho quốc gia mình và có bài ca quốc kỳ để ca tụng quốc gia của mình. Tôi thấy thánh giá khổ nạn của Đức Kitô thật là sống động và màu nhiệm. Tôi so sánh lá cờ của quốc gia chỉ là danh hiệu biểu tượng và nó chỉ thuộc về thế gian mà không thể cho con người tâm linh. Nhưng Tôi có thể nhìn lên cây khổ nạn của Đức Kitô và cầu nguyện và được ơn cứu độ. Hơn nữa biểu tượng khổ nạn Đức Kitô thích ứng cho mọi dân tộc trên toàn cầu, mọi thời gian và từng cá nhân được treo trong nhà và trên cổ mình. Tôi nhận ra kinh Lạy Cha là một bài hát ca tụng Thiên Chúa và là bài ca Thiên Quốc. Tôi nhận thấy Đức Kitô âm thầm thiết lập Thiên Quốc nơi trần thế quá là màu nhiệm.
Quý anh chị thân mến, chúng ta được Thiên Chúa ban tặng ân sủng bằng mạng sống của Đức Kitô và các thánh nhân. Các thánh nhân chứng kiến cho ta Đức Kitô là con Thiên Chúa và ta đang thừa hưởng tâm linh khôn ngoan của họ. Chúng ta hãy hãnh diện là người Công Giáo và cảm tạ Thiên Chúa và các thánh nhân. Chúng ta xin các thánh cầu bầu cho thế giới được hòa bình và mạnh mẽ đức tin.
Fx Vũ Viết Phương
Năm sự mừng, thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời, Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho Ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên Đàng.
Mừng
lễ Mẹ lên trời giúp ta hiểu thêm phần nào về căn tính của Mẹ Maria. Một căn tính
thoạt nhìn rất giản đơn, nhưng chiêm ngắm sâu xa lại thấy chất đầy huyền nhiệm.
Một căn tính mà ai ai đến gần bên Mẹ đều cảm thấy gần gũi thân thương. Một căn
tính mà ai ai cũng đều có ít nhiều cảm nhận qua trong đời mình. Giới hạn của
bài viết này là nói về căn tính đó - căn tính của một người Mẹ yêu thương – vô
điều kiện.
Mẹ
nào mà chẳng thương con của mình, đứa con mình rứt ruột mang nặng đẻ đau – đó
là câu nói thường được nêu lên khi nói về quan hệ mẫu tử. Nhưng giả sử đứa trẻ
đó không phải con mình sinh ra, người phụ nữ đó có còn yêu đứa trẻ đó như con
ruột của mình không? Đó là điểm khác biệt của Mẹ Maria – yêu thương không điều
kiện. Tiệc cưới Cana, Mẹ coi đó như hôn lễ của con mình, coi như trách nhiệm của
người trong nhà chứ không phải của một người khách tham dự. “Họ hết rượu rồi,”
câu nói đánh động đến Con của Mẹ là Giê su, nơi Mẹ đặt tin tưởng Người có thể
làm được điều gì đó cho tình cảnh hiện tại, giống như niềm tin Mẹ đặt số phận
mình vào tay Thiên Chúa qua lời nói “Xin Vâng”. Đó cũng là điều lý giải tại sao
thường thấy những đôi bạn trẻ phó thác đời sống hôn nhân trong tay Mẹ, những
người đi tu phó thác đời sống thánh hiến trong tay Mẹ, và cả những khi đường đời
vất vả chông chêng như con thuyền trên biển cả, con cái lại tìm về với Mẹ, vì
tình Mẹ như máng chuyển ơn lành của Thiên Chúa khi đời sống con cái của Mẹ “hết
yêu thương và nhẫn nại rồi.”
Lễ
Mẹ lên trời, Tin Mừng không nói gì về Mẹ ở trên trời như thế nào, nhưng nói về
Mẹ ở trần thế với tinh thần Thiên Đàng – tinh thần cho đi, chia sẻ quên mình.
Năm sự vui, thứ nhất thì ngắm, Đức Bà đi viếng bà Thánh Isave, Ta hãy xin cho
được lòng yêu người. Tinh thần cho đi của
Mẹ nằm ở chữ hối hả lên đường, khi nghe tin chị họ đã có thai được sáu tháng.
Tinh thần cho đi vượt trên sự mệt nhọc của những ngày đầu mang thai, vượt trên
chặng đường dài đi bộ dưới thời tiết gay gắt của cái nắng sa mạc. Tinh thần cho
đi của Mẹ khi Mẹ thấy và đặt nhu cầu của người chị họ Isa lên trên nhu cầu của
bản thân mình. Tinh thần cho đi là xin cho Con được yêu người, và mục đích của cho
đi là danh Chúa được ca tụng qua lời kinh Magnificat: “Linh hồn tôi tung hô
Chúa vì người đã thương đến phận hèn tôi tớ…”
Con
gái nhờ Đức của Cha, con trai nhờ Đức của Mẹ. Dấu vết căn tính của Mẹ Maria có
thể thấy rõ qua cuộc sống cũng như sứ mệnh rao giảng của Chúa Giêsu. Yêu thương
vô điều kiện và cho đi cho đến chết. Cho đi bản thân mình thành của ăn cứu độ
nhân loại. Yêu thương và tha thứ cho những kẻ sỉ nhục giết hại mình. Cả trong
cơn cùng cực trên thập giá vẫn nghĩ cho người khác. “Đây là con Bà - Đây là Mẹ Con.” Trao tặng phó thác nhân loại
trong vòng tay từ ái yêu thương của Mẹ. Nhắc nhớ nhân loại cuộc sống có mẹ đồng
hành, khốn khó chạy đến cùng Mẹ.
Xin
Đức Mẹ phù hộ chúng con, sống trần thế với giá trị Thiên Đàng như Mẹ, để chúng
con cũng được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước
Thiên Đàng. Amen.
Lm.
Giuse Nguyễn Phát Triển, SVD
Bản Tin Ultreya Tháng 9-2021
Sống đức ái trong gia đình
Quý Anh Chị Cursillista rất thân yêu, Thầy đang nhìn chúng ta và nhắn gửi người Cursillista ngày xuống núi sống Ngày Thứ Tư khi lãnh nhận Sứ Vụ Lệnh: “Chúa Kitô tin tưởng nơi con.” Chúng ta yêu thương đáp lại: “Và con trông cậy vào Ơn Thánh Chúa.” Thầy sai chúng ta Phúc Âm Hóa môi trường Gia Đình là nền tảng của xã hội và Giáo Hội. Chúng ta hân hoan lên đường Thánh Hóa đời sống Gia Đình bằng Sống Đức Ái trong Gia Đình theo lời nhắn nhủ của Thánh Phaolô: “Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1 Cor. 13:7). Thân ái trong Thầy Chí Thánh Giêsu Kitô, Hiền Mẫu Maria Từ Ái, và Thánh Phaolô.° Decolores. Sydney ngày 31.8.2021. Lm. Paul Chu Văn Chi
(còn tiếp..)
Xin cùng đọc tờ tin Decolores của PT Perth Tháng này 9/2021
Cùng Mẹ Mân Côi sống bác ái huynh đệ: Cầu nguyện cho Việt Nam
LÁ THƯ LINH HƯỚNG THÁNG 9 - 2021
Cùng Mẹ Mân Côi sống bác ái huynh đệ: Cầu nguyện cho Việt Nam
Trong cầu nguyện của Mẹ Têrêsa Calcutta, Đức Kitô kêu gọi Mẹ Têrêsa sáng lập dòng với y phục: “Ơn gọi của con là yêu thương, và chịu đau khô và cứu rỗi linh hồn, bằng cách con theo lời Ta để thỏa lòng trái tim Ta mà Ta ước muốn con làm theo. Con sẽ mặc y phục Ấn Độ đơn sơ hoặc như Mẹ Maria của Ta đã mặc – đơn giản nghèo nàn. Y phục dòng thể hiện thánh thiện vì là hiệu tượng của ta.” Đức Kitô chia sẻ hình ảnh của Mẹ Maria cho Mẹ Têrêsa. Hình ảnh ấy nói nên đời sống của Mẹ Maria, Mẹ là người chọn sống nghèo nàn đơn sơ sống với những người đau khổ nghèo đói trong dân Do Thái thành Nazareth xưa kia. Nhưng giàu tình yêu thương và hùng mạnh chịu đựng đau khổ. Mẹ phục vụ bái ái cho dân nghèo vô trí thức thành Nazareth mà anh em của Mẹ Maria khinh bỉ, “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria.” (Mt.13:54) Dân thành Narareth bị kinh bỉ, “Từ Nazareth, làm sao có cái gì hay được?” (Gn. 1:45) Tinh thần phục vụ của Đức Maria vượt trên đôi mắt nghèo nàn của thế gian mà Mẹ muốn yêu mến những kẻ yếu đuối loại bỏ như Thiên Chúa yêu mến họ.
Bởi đâu Mẹ Maria có tinh thần bác ái huynh đệ như thế? Và tinh thần bác ái có ân sủng gì? Lẽ dĩ nhiên tinh thần bác ái là hình ảnh của Thiên Chúa luôn nhìn đến những kẻ nghèo nàn loại bỏ. Thiên Chúa mời gọi gia đình Thánh Gia hãy sống nghèo nàn và bác ái đến huynh đệ kẻ nghèo. Khi phục vụ bác ái cho kẻ nghèo nàn với tình yêu chân thật thì tình yêu bên trong được triển nở và nhận thức cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa đang yêu mến bên trong nội tâm của Mẹ Maria. Con người yêu thương được kẻ nghèo nàn loại bỏ như chính mình và nhận họ là huynh đệ mình thì con người mới ý thức được chân lý tình yêu là gì và chính Thiên Chúa là Tinh Yêu. Và đó là ân sủng của tinh thần bác ái mà ta biết yêu thương. Sống trong yêu thương ấy thì ta nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện giữa nơi ta phục vụ, như Mẹ Terêsa nhìn thấy Đức Kitô trong anh vô gia cư nằm trên vỉa đường.
Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa chiếu trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. (Lc. 1:35) Đức Mẹ luôn luôn cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa bên trong nội tâm và yêu mến phục vụ những kẻ nghèo nàn huynh đệ. Mẹ luôn phó thác tin yêu vào Thiên Chúa và âm thầm phục vụ quan tâm. Tình yêu bên trong là đủ cho Mẹ vững mạnh vượt qua mọi sự thách đố và đau khổ. Kinh nghiệm tình yêu này trở thành nền tảng tình yêu vững mạnh khi Mẹ đương đầu với cái chết của con mình.
Trong lịch sử Giáo Hội Đức Maria đã hiện ra trên nhiều nơi và kêu gọi nhân loại hãy cầu nguyện với Mẹ để xin Thiên Chúa giữ bình an và cứu rỗi những người nghèo đói loại bỏ. Mẹ vẫn đang mang tinh thần phục vụ cho kẻ nghèo nàn bằng cách cầu xin Thiên Chúa cứu rỗi.
Đặc biệt thế giới đang gặp vấn nạn của dịch Covid-19 mà cướp đi biết bao nhiêu mạng sống con người. Tôi tin rằng Đức Mẹ đang cầu bầu Thiên Chúa trước thánh nhan Ngài, xin uy quyền của Thiên Chúa cứu chữa nhân loại. Đất nước Việt Nam ta đang đau khổ chiến đấu với đại dịch. Mẹ La Vang Việt Nam đang phục vụ với Giáo Hội Việt Nam và tình huynh đệ Việt Nam trên toàn cầu đang trông nhìn đến cho đất nước dân tộc Việt, xin Thiên Chúa cứu chữa. Chúng ta hãy cùng Mẹ cầu bầu Thiên Chúa và cùng Mẹ phục vụ cho tình huynh đệ đất nước Việt Nam. Đồng thời chúng ta cũng xin phó thác những người bị tử vong cho Thiên Chúa. Những gì thế gian loại bỏ Thiên Chúa đều lãnh nhận và thánh hóa như các thiên thần của Thiên Chúa.
Lm. Fx. Vũ Viết Phương, SVD
Bản Tin Ultreya Tháng 8-2021
Sống yêu thương để được hạnh phúc vĩnh cửu
Thứ Hai tuần trước, như thường lệ, tôi vào Dòng Kín ở Nedlands để thăm các Soeurs.
Có một Soeur người Úc đã 78 tuổi chia sẻ một suy nghĩ như sau : “Mỗi lần đọc Kinh Lạy Cha, tôi luôn luôn bị khựng lại ở câu ‘và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, vì thật sự tôi chưa thể thực hiện phần thứ hai của câu kinh nầy. Ngoài mặt thì tôi nói tha nhưng trong lòng tôi vẫn không thể quên những nợ nần của chị em.” Bà ấy tiếp tục : “Cha nghĩ sao, nếu như đó là điều kiện để được Chúa tha, nghĩa là có tha cho người khác thì mới được Chúa tha cho tôi, thì khổ thân tôi quá !
Chỉ còn cách là cứ tin vào lòng nhân hậu của Chúa dù tôi chưa thể tha thứ những lỗi lầm của chị em thì Chúa vẫn tha thứ những lần tôi xúc phạm đến Ngài, vì Ngài yêu tôi vô điều kiện. Ngài không cần tôi phải làm gì cho Ngài rồi Ngài mới yêu thương tôi.
Hạnh phúc quá !” (còn tiếp..)
Cha Phạm Quang Hồng - LH PT Perth
Xem thêm trong PDF link phía dưới
Sự Quan Phòng Thiên Chúa Trong Đời Sống
Hãy xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu
tích vào kho lẫm, nhưng Cha các con trên trời nuôi nấng chúng! Các con không
quí trọng hơn chúng sao? (Mt. 6:26)
Nếu Thiến Chúa tắt đi hơi thở của tình yêu, thì cả vũ trụ sẽ
thành điêu tàn. “Thiên Chúa lấy bụi từ
đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.”
(STK 2:7) Ai ai cũng cần sức sống của tình yêu để sống, mà Thiên Chúa là tình
yêu. Những gì Thiên Chúa tạo dựng, đều
là tốt đẹp và Ngài luôn chăm sóc và gìn giữ.
Đó là sự quan phòng của Thiên Chúa.
Nhưng thế gian luôn phản lại Thiên Chúa và muốn hủi diệt những gì Thiên
Chúa tạo dựng. “Nếu thế gian ghét anh
em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước.” (Gn 15:18) Tình yêu Thiên Chúa cao vời và tôn trọng sự tự
do của con người để lựa chọn Thiên Chúa hay thế gian. Nhưng sự quan phòng của Thiên Chúa không một
mực thay đổi vì Thiên Chúa biết là con người không thể nào sống ngoài tình yêu
của Thiên Chúa và linh hồn của con người luôn cần tình yêu. Vì tình yêu là nền tảng động lực phát sinh
nhiều hoa lợi như gia đình hạnh phúc, sức mạnh cho công ăn việc làm, bạn hữu và
gìn giữ bình an.
Sự Quan Phòng của Thiên Chúa trong Cựu Ước
Thiên Chúa chọn dân Do Thái là dân riêng của Ngài và Ngài
chăm sóc gìn giữ. Khi gặp nạn đói Ngài
đưa dân Do Thái vào Ai Cập để tránh nạn đói.
Do Thái bị Ai Cập bách hại làm nô lệ và Thiên Chúa đưa Do Thái ra khỏi
Ai Cập đi qua biển Đỏ. Môi-Sen là người
lãnh đạo của dân Chúa và dẫn họ vào đất hứa.
Nhưng con người nhiều yếu đuối và chống đối lại Thiên Chúa và không nhận
biết tình yêu quan phòng của Ngài.
Điều quan phòng cao quý nhất là Thiên Chúa tuyển chọn các
tiên tri biết phụng sự vâng phục Ngài và hướng dẫn giảng dạy dân Ngài là có đấng
sáng tạo là Thiên Chúa tình yêu thương. Có
sự hướng dẫn của các tiên tri chân chính là giúp con người biết sống chính
nghĩa và trở nên thánh thiện. Hơn nữa sẽ
giúp ích cho đời sống tâm linh của con người.
Nhưng thế gian lợi dụng con người và len lút vào hàng ngũ của các vị tiện
tri để mờ áng sự giảng dạy lời của Thiên Chúa.
Thiên Chúa báo lời tiên đoán cho các vị tiên tri là Ngài sẽ sai con một
của Ngài đến thế gian để kiện toàn lời giảng dạy của Ngài. Một sự hồng ân quan phòng ban cho toàn cầu và
đến tận cùng trái đất. Và sẽ được thấm
nhuần vào trên mọi văn hóa và thời gian.
Đức Kitô là sự Quan Phòng bao la cho mọi dân tộc
Đức Kitô đến thế gian để con người được hưởng sự quan phòng
của Ngài. Thiên Chúa lôi kéo ta đến Đức
Kitô để ta nhận biết Thiên Chúa và xây dựng tình yêu thương với Đức Kitô để được
nương nhờ ơn cứu độ. Được xây dựng tình
yêu thương với Đức Kitô là ta được vào sự quan phòng của Ngài. Mọi dân tộc và cá nhân được trực tiếp cầu xin
với Đức Kitô và phù trợ cho ta và ta được gần gũi với Thiên Chúa. Đức Kitô mạc khải Chúa Cha cho con người để
con người có niềm hy vọng của đời sau và nhận thức được Thiên Chúa là Đấng sáng
tạo và quyền năng. Hơn nữa Đức Kitô để lại
Phúc Âm cho Giáo hội để con người biết sống trong chân lý và là nền tảng của đời
sống.
Đức Kitô thiết lập Giáo Hội qua kêu gọi môn đệ và mục tử mà
Thiên Chúa tuyển chọn để hướng dẫn và phục vụ cho nhân loại. Ngày nay gia đình Thiên Quốc được trải trên
toàn thế giới mà kinh lạy Cha nguyện rằng: nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới
đất cũng như trên trời. Nhà thờ và Thánh
Lễ trên toàn cầu để con người được gần gũi với Thiên Chúa. Thiên Chúa nuôi dưỡng linh hồn con người bằng
mình máu thánh của Đức Kitô để con người có bình an và tình yêu.
Giáo Hội là sự quan phòng cho ta
Giáo Hội là nền tảng đức tin của Kitô Giáo. Giáo Hội phải là hình ảnh của Thiên Chúa như
Đức Kitô và Giáo Hội đang phục vụ trên toàn cầu là từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa gìn giữ Giáo Hội nghĩa là Thiên
Chúa gìn giữ đời sống và đức tin của ta được bình an và tương đồng yêu thương. Con người cần sức mạnh của bình an và yêu
thương thì con người mới phát sinh nhiều hoa quả tốt đẹp cho đời sống. Tình yêu Thiên Chúa ẩn nấu giống như con người
cần oxygen để sống mà con người không nhìn thấy và cảm thấy oxygen. Đây là sự quan phòng căn bản nhất của Thiên
Chúa ban cho con người. Nhân thế con người
phải tự mình dùng đức tin để nhận thức sự hiện diện của Thiên Chúa trong Giáo Hội.
Kinh Thánh và Thần Học là tài sản của Giáo Hội mà không thể
bị điêu tàn và đó là sự quan phòng của Thiên Chúa. Các thánh tử đạo làm chứng đức tin cho Giáo Hội
là sự quan phòng cho ta. Các thánh nhân
cảm nhận sự màu nhiệm tình yêu Thiên Chúa và là khuynh hướng linh đạo giúp đời
sống tâm linh cho ta.
Sự Quan Phòng của Thiên Chúa ban cho ta
Tôi linh hướng cho một chị và tôi hỏi chị, “chị có cảm thấy
chị sống theo thánh ý của Thiên Chúa không?”
Chị đáp lại, “thưa cha, con không thể nào làm theo thánh ý Chúa được,
nhưng con chỉ biết là con sống trên tình thương xót của Chúa thôi.” Câu trả lời của chị làm cho tôi và lẫn cả chị
cũng không ngờ với câu trả lời này. Câu
trả lời rất là chính xác. Không có ai
làm theo thánh ý Thiên Chúa được ngoài trừ Đức Kitô. Con người chỉ có nương nhờ vào lòng thương
xót của Thiên Chúa và đó chính là sự quan phòng của Thiên Chúa săn sóc cho con
người.
Thiên Chúa thánh hóa từ sự đau buồn, bóng tối, điêu tàn của
ta thành diễm phúc, yêu thương và mừng vui.
Ví dụ như sự điêu tàn của chiến tranh Việt Nam và ngày nay con cháu Việt
được diễm phúc. Giáo Hội Việt Nam bị
bách hại năm xưa nhưng ngày nay Giáo Hội Việt công hiến đức tin và ơn gọi cho
Giáo Hội hoàn vũ năm châu. Qua sự bách hại
của Thánh Phaolô mà Thánh Phaolô mới biết Đức Kitô. Đây là sự màu nhiệm công trình của Thiên Chúa
mà con người không thể thấu hiểu được.
Chúng ta không thể nào nhận ra được sự quan phòng của Thiên
Chúa đang xẩy ra trước mắt ta, nhưng ta có thể phản ảnh lại đời sống của ta và
nhặt lại những thời khắc màu nhiệm mà Thiên Chúa chăm sóc, đưa ta vượt qua những
lúc đau khổ, điêu tàn hoặc trong bóng tối, thì ta nhận ra sự quan phòng của
Thiên Chúa. Mọi người chúng ta đều nương
nhờ vào lòng thương xót của Thiên Chúa để vượt qua mà sống. Khi ta phản ảnh lại những thời khắc màu nhiệm
ấy sẽ củng cố đức tin và nhận ra Thiên Chúa là đấng đáng được tôn thờ sùng kính
và Thiên Chúa của sáng tạo. Hơn nữa nhận
thấy Phúc Âm được tái sinh trong đời của mình và Đức Kitô chính là con Thiên
Chúa đã giáng trần cho ta. Đại hồng ân
quan phòng.
Lm. P. Xavie Vũ Viết Phương, SVD
Biến đổi thế giới giản đơn dễ dàng như con đường thơ ấu Thánh Têresa Hài Đồng Giêsu
https://youtu.be/7knuLc5tMdg
Học hỏi Giáo Hội Tháng 7 / 2021
Cầu Nguyện và Thánh Lễ
Khi cầu nguyện, các con đừng lải nhải như dân ngoại; họ
tưởng rằng cứ nói nhiều thì sẽ được nhận lời. Đừng bắt chước họ; vì Cha biết
các con cần gì trước khi các con xin Ngài. (Mt. 6:7-8)
Chuyện cổ tích Sáng Thế, Thiên Chúa đàm thoại trực tiếp với
Adam tạo nên khái niệm của sự cầu nguyện cho nhân loại. Hình ảnh ấy nói nên Thiên Chúa là Đấng quyền
năng sáng tạo và con người cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa qua việc cầu nguyện. Dẫn tiếp trong lịch sử Do Thái Giáo, Thiên
Chúa đàm thoại với các tiên tri để hướng dẫn nhân loại bằng 10 điều răn và phải
giữ ngày Sabbath. Ngày Sabbath là ngày
thứ bảy nghỉ ngơi không được phép làm việc gì, chỉ có cảm tạ và ca tụng Thiên
Chúa, như Thiên Chúa nghỉ trong ngày thứ bảy sau khi tạo dự vũ trụ.
Đức Kitô đến và chỉ dạy sự quan trọng của việc cầu nguyện. Ngài là trung gian giữa Thiên Chúa và con người,
“bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha
được tôn vinh nơi người Con.” (Gn. 14:13) Ngài chỉ dạy môn đệ cầu nguyện là
tôn vinh Chúa Cha và mong nước Cha trị đến như trong Kinh Lạy Cha. Trong đời sống của nhân loại cầu nguyện rất
là quan trọng cho đời sống tâm linh. Cầu
nguyện không, vẫn chưa đủ giúp cho con người gần gũi với Thiên Chúa, nhưng Ngài
còn thiết lập bí tích Thánh Thể để tưởng nhớ sự chết và sự sống lại của Ngài
trong bữa tiệc ly. Bữa tiệc ly cuối cùng
biểu lộ tình yêu thương giữa Đức Kitô và môn đệ là tiệc tình yêu (Agape). Ngài dùng bánh và rượu để biểu lộ Mình và Máu
của Ngài là ơn tha thứ cho con người và đó là bí tích linh thiêng liên kết con
người với Thiên Chúa. Đức Kitô xin làm
theo thánh ý Thiên Chúa và thành qủa của ngày nay trên mọi dân tộc đều có bí
tích thánh thể và đó là công trình Chúa Thánh Thần tác động trên con người. Nhân thế cầu nguyện và thánh lễ rất là quan
trọng cho đời sống tâm linh của con người.
Sau khi Đức Kitô về trời, các môn đệ tụ họp và tiếp tục cầu
nguyện và thánh thiện dùng bữa ăn để tưởng nhớ Đức Kitô. Nhưng qua thời gian truyền bá Phúc Âm, giáo
dân đánh mất đi sự thánh thiện của cầu nguyện và bữa tiệc ly. Thánh Phaolô chỉ trích và hướng dẫn họ; “Anh
em không thể vừa uống chén của Chúa, vừa uống chén của ma quỷ được; anh em
không thể vừa ăn ở bàn tiệc của Chúa, vừa ăn ở bàn tiệc của ma quỷ được.”
(1 Cor. 10:22) Thánh Phaolô luôn luôn
yêu mến và chung thành với Đức Kitô.
Khái niệm bí tích Thánh Thể của Thánh Phaolô là thánh thiện, yêu mến và
tôn vinh Thiên Chúa mà giúp Ngài được gần gũi với Đức Kitô và sẵn sàng chết cho
Đức Kitô. Thánh Phaolô nhìn bữa tiệc ly
của Đức Kitô là một tình yêu hy sinh vô biên mà ghi ấn vào trong tâm hồn của
Ngài; “Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho
anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi
bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em;
anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa
ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước
Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."
Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em
loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa
cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. (1 Cor. 11:23-27)
Trong thời kỳ sơ khai, Giáo Hội gặp rất nhiều thách đố trong
tư tưởng thần học; như Phúc Âm, Bí Tích, Kitô học, và phụng vụ. Ngày nay ta đang thừa hưởng tư tưởng trưởng
thành thần học của Giáo Hội là những công trình của các vị triết thần học gia
biện hộ tranh cãi để xây dựng nền tảng Giáo Hội. Năm 150 triết học gia Justin Martyr là người
khởi đầu lý luận về bí tích Thánh Thể và đến năm 300 Thánh Lễ mới được kết
thành bộ phụng vụ và được nhận là Thánh Lễ của Giáo Hội Kitô giáo. Sự đúc kết được bao gồm có tính chất thần học
của Thánh Lễ, là Bí Tích, chức vị phục vụ của Thánh lễ. Chương trình Thánh Lễ bắt đầu đọc lời Chúa và
bài giảng lễ. Phần Hai lời nguyện và hôn
chúc bình an. Phần Ba là dâng bánh và rượu
lên chủ tế. Phần Bốn là cử hànhThánh Thể. Phần Năm là cho giáo dân rước bánh và rượu bởi
thầy phó tế. Phần Sáu là xin tiền đóng
góp.
Năm 387, Thánh Ambrose Thần học gia giải thích bí tích Thánh
Thể không phải chỉ là bánh và rượu mà là chính Mình và Máu Thánh của Đức
Kitô. Năm 1264 Thánh Thomas Aquinas yêu
cầu Mình và Máu Đức Kitô không chỉ có hạn chế trong Thánh lễ, nhưng cần được phải
tôn vinh chầu Mình và Máu Thánh Chúa ngoài Thánh Lễ và có ngày lễ kính Mình và
Máu Đức Kitô. 1962-1965 Công Đồng
Vatican II thay đổi Thánh Lễ từ tiếng Latin thành ngôn ngữ của mọi dân tộc.
Sự tiến trình thay đổi hình thức phụng vụ của Thánh Lễ từ bữa
tiệc ly của Đức Kitô và ngày nay đã trải qua hơn 2000 năm. Thánh Lễ vẫn được cử hành trang nghiêm thánh
thiện và màu nhiệm và được nhận thức là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu. Đây là biểu hiện do Chúa Thánh Thần mạc khải
trong thế gian như Đức Kitô nói: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn
anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả
những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ
xảy đến.” (Gn 16:13)
Màu nhiệm linh thiêng là bản chất chỉ có nơi cung nhan của
Thiên Chúa. Thánh Lễ cũng là màu nhiệm
linh thiêng vậy trong Thánh Lễ dĩ nhiên có sự hiện diện của Thiên Chúa Ba
Ngôi. Đức Kitô hiện diện trên Linh Mục
và thánh hóa bánh và rượu thành Mình và Máu thánh của Ngài. Ta dự Thánh Lễ là ta được xứng đáng hiện diện
trước tôn nhan của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Kinh Tạ Ơn II trong phần Thánh Lễ đọc: “Vì vậy, lạy Chúa, khi kính nhớ
Con Chúa chịu chết và sống lại, chúng con dâng lên Chúa bánh trường sinh và
chén cứu độ để tạ ơn Chúa, vì Chúa đã thương cho chúng con được xứng đáng hầu cận
trước Tôn Nhan và phụng sự Chúa. Chúng
con tha thiết nài xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Ðức Kitô,
được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần.”
Đức Kitô thiết lập Thánh Thể là vì ta, là để giúp ích cho đời
sống tâm linh của ta và được liên kết với Thiên Chúa. Giáo Hội cử hành Thánh Lễ và chầu mình thánh
Chúa để ta được cầu nguyện với Thiên Chúa.
Đức Kitô vẫn đang phục vụ cho nhân loại trong mọi văn hóa và từng cá
nhân. Thánh Lễ và cầu nguyện đều là quan
trọng cho đời sống tâm linh của ta mà Chúa Thánh Thần đang tác động trong Giáo
Hội. Không có thánh nhân nào mà không cầu
nguyện. Việc cầu nguyện là quan trọng
cho mọi người. Cầu nguyện là thời gian
ta chia sẻ tâm tình với Thiên Chúa và xin ân sủng để giúp ta vượt qua những
khúc gian truân. Sự đáng tiếc là Thiên
Chúa luôn luôn hiện diện giữa đời ta mà ta vô ý thức không biết cầu nguyện chia
sẻ với Thiên Chúa và xây tình yêu thương với Ngài. Hoặc ta chưa có đạt niềm tin vào lời nguyện của
mình.
Đức Kitô đến nơi im vắng để cầu nguyện để nhận ra thánh ý
Chúa Cha. Lời cầu nguyện của Đức Kitô khi
cầu nguyện với Thiên Chúa: “xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha.”
(Lc. 22: 42) Lời cầu nguyện không có than vấn nhiều lời, hoặc trách móc. Ngài chia sẻ với Thiên Chúa sự thật của cái cảm
giác con người là đau đớn kinh sợ, nhưng thánh ý Chúa Cha vẫn là quan trọng. Cách thức cầu nguyện của Đức Kitô hướng dẫn
ta cầu nguyện khi ta giáp mặt với sự gian truân thách đố.
Giáo Hội cử hành Thánh Lễ mỗi ngày và có nhà thờ trang
nghiêm thánh thiện để ta đến với Thiên Chúa.
Ân sủng đang hiện diện ở giữa ta.
Điều trước nhất là ta hãy chủ động yêu mến Thánh Lễ và cầu nguyện, còn
việc thánh thiện là để Thiên Chúa thánh hóa ta.
Declores
F.X Vũ Viết Phương, SVD
TỘI VÀ TÔI
Trong tiếng Việt có hai chữ “Tội” và “Tôi” chỉ khác nhau là
cái dấu nặng nhưng nó nói nên sự liên quan.
Mọi Tội bởi Tôi mà ra. Trong Tôi
có nhiều cái cản trở như: ganh tị, dục tính, danh vọng, nóng tính, tham vọng và
độc tài. Những cá tính ấy làm mù quáng
con người chân chính của ta và gây ra tội lỗi.
Đức Kitô nhận thấy sự tội lỗi của con người và cầu xin với Thiên Chúa rằng:
“Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. (Lc. 23:34) Nhưng từ tội lỗi, Đức Kitô thiết lập bí tích
tha tội.
Tháng vừa qua chúng ta vừa mừng lễ Chúa Phục Sinh cũng vì tưởng
nhớ đến tội lỗi của nhân loại và ơn cứu rỗi.
Ngày nay ta nhìn lên thập giá của Đức Kitô để xin tha thứ và được ơn cứu
rỗi. Cũng như ông Môisen đã treo con rắn
lên cây đồng trong hoang địa để được cứu chữa.
Ngày nay Giáo Hội vẫn đang duy trì bí tích giải hòa để con người được
thánh hóa bởi hồng ân tha thứ của Thiên Chúa.
Bí tích giải hòa là phần quan trọng cho đời sống tâm linh của ta. Ân sủng tình yêu tha thứ luôn luôn sẵng sàng
cho ta, chỉ là sự quyết định của ta có đến xin Thiên Chúa ơn tha thứ và thánh
hóa hay không.
Tội là gì? Vua David cảm nhận rằng: “tội lỗi của tôi luôn
luôn trước mắt tôi.” (Tv. 51:5) và Đức Kitô nói: “Ai trong các ông sạch tội thì
ném đá chị này trước đi” (Gn. 8:7) Ai ai
cũng cảm nhận rằng khi ta xúc phạm tổn thương đến người khác thì ta cảm nhận có
sự bất an, buồn phiền và hối hận. Ai ai
cũng cảm nhận có sự cám dỗ và thúc đẩy ta thực hiện việc sai lầm. Tội là một động lực đẩy ta xúc phạm đến người
khác và cũng xúc phạm đến Thiên Chúa mà đưa ta xa lìa với tình yêu Thiên Chúa. Sau đó tâm hồn ta bị rơi vào cảnh bất an và rối
loạn. Thiên Chúa không bao giờ gây nên tội
lỗi mà là được phát xuất bởi từ thần ác Satan.
Ma quỷ lợi dụng cái Tôi của ta để gây ra tội lỗi. Nó lợi dụng ta qua lý trí tư tưởng mà suy xét
sai lầm làm cho những điểm của cái Tôi để ta sợ hãy, no âu, tranh đua, ganh tị
rồi đưa đến tội lỗi. Đức Kitô nói: “tự
bên trong mà xuất ra, và làm cho người ta ra nhơ uế.” (Mc. 7:23)
Bí tích hòa giải có quan trọng không? Có lẽ nhiều người thắc mắc rằng tại sao đạo
giáo khác họ không cần xưng tội mà họ vẫn bình an? Hoặc có người thắc mắc là tại sao mình xưng tội
rồi lại phạm tội, vậy xưng tội làm gì? Điều
thứ nhất là nếu con người không có tội lỗi thì Đức Kitô không cần phải đến. Mục đích Đức Kitô đến để con người được ơn cứu
rỗi, “Thiên Chúa không sai Con đến thế gian để lên án, nhưng để nhờ Ngài mà thế
gian được cứu thoát.” (Gn. 3:17) Sự xưng
tội là giúp đời sống tâm linh của ta được bình an và thánh hóa. Mọi người công giáo đều cảm nhận rằng khi ta
xưng với linh mục trong tâm tình chân thật và được ban phép lành, thì lập tức
ta cảm nhận được thanh sạch và bình an.
Đó là ân sủng tha thứ từ Thiên Chúa.
Nếu ta không đến xưng tội thì lẽ dĩ nhiên ta không được cảm nhận sự tha
thứ và thanh sạch. Được cảm nhận tình
yêu Thiên Chúa thì đức tin thêm vững mạnh và hiểu được Thiên Chúa là Đấng có
quyền tha thứ. Nhân thế bí tích Hòa Giải
có sự giúp đỡ cho đời sống tâm linh của ta và là quan trọng. Câu thắc mắc thứ hai: xưng tội rồi lại tái phạm
tội. Vì ta là phàm nhân và mọi sự ta
không thể nào thập toàn hoàn mỹ. Nếu ta
không xưng tội thì dần già đời sống dẫn ta đi vào cảnh xa lìa Thiên Chúa và
không còn biết tội là gì và đời sống của ta không còn sự hy vọng cho đời sau. Mỗi khi xưng tội là ta kiểm điểm xét lại đời
sống của mình để ta không còn phán đoán người khác và thông cảm đến họ. Qua sự tái phạm tội ta nhận ra được tình yêu
tha thứ của Thiên Chúa quá bao la và việc chung thành của Ngài luôn luôn bao
dung. “Thầy không bảo với con là đến bảy
lần nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” (Mt. 18:22)
Mỗi lần xưng tội là lại một lần mới xây dựng tình yêu thương với Thiên
Chúa. Xưng tội rồi tái phạm tội là cơ hội
thánh hóa đời sống tâm ling của ta.
Năm Thánh 2010, Thánh Gioan Vianney được giáo hội tôn vinh
là Năm Linh Mục của Giáo Hội (Year For Priests). Ngài là vị linh mục học thức kém. Sau khi chịu chức linh mục, ngài được sai đến
giáo xứ miền quê của Curé d'Ars nước Pháp.
Đời sống linh mục của ngài là khuyên giáo dân siêng năng xưng tội. Giáo dân từ mọi miền đổ về giáo xứ của ngài để
xin xưng tội. Ngài có thể ngồi giải tội
trong 16 tiếng một ngày. Ngài tin rằng
bí tích giải tội sẽ giúp ích cho linh hồn của con người. Ngài nói; “Chúng ta rất diễm phúc là có bí
tích giải hòa cho tâm hồn đau thương của ta.
Chúng ta không thể hiểu được tình yêu tha thứ của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa nhìn thấy sự yếu đuối của
ta. … Khi ta bị bệnh hoạn ta đến gặp bắc
sỹ để chữa. Nhưng khi ta phạm tội ta cũng
đến Thiên Chúa để chữa lành.” Tại Tây
Ban Nha việc xưng tội thường xuyên là việc quan trọng đối với Thánh Têrêsa
Avila. Têrêsa xưng tội với các linh mục
dòng Đaminh và dòng Tên. Ngài hình dung
khi xưng tội; “khi ta xưng tội là Đức Kitô đứng đàng sau linh mục để tha tội
cho ta.”
Để đúc kết câu thắc mắc trên, qua hai vị thánh nhân ta nhận
thấy linh hồn ta cần được thanh tẩy thường xuyên. Hòa giải là một trong bảy bí tích. Bí tích là sự màu nhiệm của Thiên Chúa. Linh hồn ta cần sự nuôi dưỡng của Thiên Chúa
và đồng thời linh hồn cũng cần thanh tẩy.
Khi bên trong ta được thanh sạch thì thể hiện bên ngoài cũng được diễm
phúc.
“Cái Tôi” là gì? theo Phật Giáo được gọi là “Ngã”. Trong tâm lý học “cái Tôi (Egoism)” là động lực
của lý trí chính mình mà đưa đến hành động bên ngoài. Lý trí phụ thuộc về thể xác mà có năng lực ảo
tưởng, ước vọng, quả quyết, suy nghĩ phán đoán, và tâm lý mà nó tạo dựng cá
tánh bên trong ta dựa trên sự hiểu biết của mỗi người. Lý trí là cầu nối nhận thức giữa tâm hồn và
bên ngoài, và phản ứng của những sự việc xẩy ra, ví dụ bực tức, ganh tị, dục vọng,
yêu thích, đam mê, danh vọng và tranh đua.
Khi ta sống với lý trí thì ta bị lệ thuộc vào tư tưởng của mình và cho
mình là đúng (Self Centre) mà không ý thức được sự cảm xúc của tâm hồn và bị mù
quáng đến người khác.
Thiên Chúa tạo dựng con người có tâm hồn và Ngài muốn ta sống
bằng tình yêu của tâm hồn. Thà làm tôi
cho Thiên Chúa còn hơn là làm tôi của lý trí.
Đức Kitô chỉ trích nhóm biệt phái rằng: “Ngày Sabát được lập nên vì loài người, không phải loài
người vì ngày Sabát. Chính vì thế mà Con
Người là Chúa của cả ngày Sabát”. (Mc. 2:27-28)
Họ sống bởi lý trí để giữ lề luật và bị lệ thuộc vào cái Tôi. Đức Kitô ước muốn con người sống với lòng yêu
thương; “Tôi muốn Lòng Thương Xót, chứ không phải hy lễ”. (Mt. 9:13) Khi ta cầu nguyện với tâm hồn thì ta cảm nhận
được tình yêu Thiên Chúa hơn là lý trí.
Xin Thiên Chúa ban cho sự khôn ngoan để thánh hóa lý trí và tâm hồn
ta.
Decolores
Lm. FX Vũ Viết Phương, SVD
Gửi các Cursillista yêu thương.
Cảm ơn Chúa cho chúng con hiểu thật rõ yêu thương qua khía cạnh khó thực hiện nhất: THA THỨ.
Xin nghe lại và chia sẻ cho các Cursillista vắng mặt và rộng khắp;
BTT LB
❤️ ❤️ ❤️
LÁ THƯ LINH HƯỚNG
Anh chị em thân mến,
Nhân cơ hội Phê-rô đặt câu hỏi với Chúa Giê-su về việc tha thứ cho anh em mình, Ngài đã dùng chính từ ngữ và hình ảnh của Phê-rô, đồng thời còn đẩy nó lên đỉnh cao xa hơn khiến Phê-rô cũng như mọi người không thể ngờ được:
“Thầy không nói là bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy!”
Một mức độ gần với tuyệt đối, gây choáng váng cho tất cả ai nghe câu trả lời này! Khi Phê-rô hỏi chuyện này, rõ ràng ông chỉ mong Chúa Giê-su đồng ý với ông, hoặc sẽ đưa ra một con số nếu không phải là bảy, thì chí ít cũng gần đâu đấy, trong tầm mức lòng con người có thể chấp nhận được, nghĩa là nó không đòi hỏi nhiều quá nơi người phải tha thứ; nghĩa là còn trong một giới hạn nhất định, và có thể đếm, nhớ hay ghi sổ được; đàng này Chúa lại đưa ra một con số cao chót vót, ‘mãi tận chín tầng mây’, ở mức độ vượt quá sức chịu đựng của mọi người! Và tại sao Chúa lại đưa ra một con số không tưởng như thế, thì hỏi rằng liệu ai có thể thực hiện cho được?
Với bản tính yêu đuối cố hữu trong con người, khi tha thứ cho anh chị em xúc phạm đến mình, chúng ta vẫn luôn muốn giữ một chừng mực, một giới hạn, một lằn ranh đỏ nhất định không bao giờ có thể vượt qua được. Nếu khi giới hạn đó bị phá vỡ, tức thì phạm nhân đó không còn có giá trị hoặc ý nghĩa gì trong cuộc đời của chúng ta nữa, nghĩa là đoạn tuyệt, là cắt đứt, là chấm hết, là loại trừ! Và như thế chúng ta vẫn còn giữ lại cho mình một phần nào đó, chứ chưa dám mạo hiểm cho hết, cho trọn vẹn, cho tất cả như Chúa đã từng cho ta.
Vậy làm sao ta có thể sống như lời Chúa dạy cho được? Quả thật điều Chúa dạy khó ơi là khó! Con nghĩ rằng con không thể thực hiện được Chúa ơi! Con xin chịu và giơ tay đầu hàng Chúa thôi! Bất cứ lúc nào ta nghĩ như thế, là ta chỉ biết dựa vào sức riêng của mình, vẫn chưa biết cậy dựa vào Chúa, vẫn chưa tin vào Chúa đủ, vẫn chưa muốn tiếp tục học nơi Chúa. Lạy Chúa Giê-su, xin Chúa giúp chúng con luôn nhớ rằng, ngày nào chúng con còn biết lo lắng uống thuốc, tìm mọi phương cách chữa trị bệnh tật cho thân xác, thì chúng con cũng cần chăm chút cho linh hồn chí ít là được ngần ấy, hầu chúng con được Chúa ban ơn giúp sức qua việc bền bỉ cầu nguyện, hy sinh hãm mình, ăn chay đền tội, lãnh nhận bí tích Mình Thánh Chúa với trọn tâm tình yêu mến, để con biết sống cho Chúa, và Chúa sống trong con. Và chỉ bấy giờ con mới có thể sống đúng như lời Chúa đã dạy dỗ con.●
Lm Phê-rô Trần Văn Trợ SJ
Trang Học Hỏi Giáo Hội.
Hôm thứ Ba ngày 8 tháng 12 năm 2020, ngày lễ trọng kính Đức
Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Năm Thánh Giuse
nhân kỷ niệm 150 năm ngày thánh nhân được tuyên phong là quan thầy của Giáo Hội
Hoàn Vũ. Năm Thánh sẽ bắt đầu ngay từ ngày 8 tháng 12 năm 2020 và kết thúc vào
ngày 8 tháng 12 năm 2021, theo một sắc lệnh đã được Đức Thánh Cha ủy quyền cho
Tòa Ân Giải Tối Cao công bố. Chúng ta cùng nhau chia sẻ một vài điểm chính
trong sắc lệnh về Năm Thánh và một vài điều chúng ta cần chú ý để sống Năm
Thánh Giuse cho tốt và để xứng đáng lãnh nhận các ơn ích thiêng liêng trong Năm
Thánh này.
Nội Dung của Năm Thánh.
Nội dung thứ hai của Năm Thánh mà Đức Thánh Cha mời gọi
chúng ta cần làm, đó là, củng cố đời sống đức tin trong cuộc sống hằng ngày. Đức
Thánh Cha muốn nhắc nhở chúng ta về điều quan trọng của người tín hữu, đó là niềm
tin của mỗi người chúng ta. Trước những thử thách, những khó khăn, những thù địch
thế gian, những chống đối đang vây quanh Giáo Hội, vây quanh đời sống, chúng ta
có bị lung lay, bị yếu và bị mất đức tin của mình không? Những điều tai tiếng
trong hàng ngũ linh mục, tu sĩ, trong thời gian qua, những sự kiện xấu, hay với
biến cố đại dịch, nhiều người đã mất việc làm, cuộc sống trở nên khó khăn, chật
vật, những điều này, đang xẩy ra trong Giáo Hội và trong đời sống xã hội hằng
ngày, đã có ảnh hưởng đến đời sống đức tin của chúng ta ra sao? Tại sao thử
thách niềm tin của chúng ta lại được đặt ra trong lúc này?
Tóm lại, với Năm Thánh Giuse, Giáo Hội lại mở ra một cơ hội
tốt để tất cả con cái Chúa được học hỏi, suy niệm, và thay đổi cuộc sống, để đời
sống thiêng liêng, đời sống đức tin của chúng ta được vững mạnh và tiến bộ hơn.
Mỗi người chúng ta hãy ý thức tầm quan trọng của Năm Thánh Giuse, hãy cố gắng
siêng năng, để sống những ngày tháng của Năm Thánh với trọn vẹn tâm tình của
mình. Một cơ hội, một thời điểm quan trọng trong đời sống đức tin. Hãy mở lòng,
và hãy chuẩn bị tâm hồn cho thật xứng đáng, để đón nhận các ân sủng, Các Ơn
Toàn Xá trong các dịp thuận tiện, tất cả sẽ giúp củng cố đời sống tâm linh,
mang lại nhiều lợi ích cho tâm hồn của mỗi người chúng ta trong Năm Thánh Giuse
này.
Lm. Giuse Vũ Minh Nguyên, SVD
(Linh Hướng PT Cursillo Úc Châu)